LUẬT PHÁ SẢN  
 

Luật sư Vỹ Trương đảm trách tất cả các lọai hình khai phá sản trong Chương 7.

Tóm tắt

Hiến pháp Mĩ (điều 1, mục 8, khoản 4) ủy quyền cho Quốc hội ban hành “Luật đồng bộ về phá sản của Mĩ”. Quốc hội đã áp dụng quyền hành của mình nhiều lần từ năm 1801, và gần đây nhất là thông qua Luật cải cách về phá sản năm 1978 đã được soạn trong tiêu đề 11 của bộ luật Mĩ, đề cập đến bộ luật phá sản. Bộ luật này được chỉnh sửa nhiều lần từ năm 1978, gần đây nhất là vào năm 2005 thông qua việc ngăn ngừa lạm dụng phá sản và hành động bảo vệ người tiêu dùng năm 2005 (viết tắt là BAPCPA). Một số luật liên quan đến phá sản được tìm thấy trong nhiều Bộ luật Mĩ. Chẳng hạn tội vi phạm luật phá sản được tìm thấy trong tiêu đề 18 của Bộ luật mĩ (tội phạm), sự dính dáng đến thuế khi phá sản trong tiêu đề 26 của Bộ luật Mĩ (Bộ luật thuế nội bộ), Sự hình thành và quyền hạn xét xử của tòa án chuyên về các vụ phá sản được tìm thấy trong tiêu đề 28 của Bộ luật Mĩ (bộ máy tư pháp và trình tự tố tụng)

Trong khi các vụ phá sản luôn được đệ trình lên tòa án phá sản Mĩ (một bộ phận của hệ thống tòa Quận) thì luật liên bang chi phối thủ tục các vụ án phá sản, và luật tiểu bang được áp dụng khi quyết định quyền sở hữu. Chẳng hạn, luật kiểm soát giá trị pháp lý của quyền chủ nợ nắm giữ vật thế chấp hoặc luật bảo vệ tài sản của chủ nợ (được biết như một sự miễn thuế), đều được tìm thấy trong luật tiểu bang. Vì vậy luật tiểu bang đóng vai trò chính trong nhiều vụ phá sản và có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng người khai phá sản được bảo vệ một số tài sản cố định từ các chủ nợ.

Các chương trong Bộ luật phá sản

Cá nhân muốn xin giảm nhẹ án trong bộ luật phá sản có thể gởi đơn thỉnh cầu theo như trong nhiều chương khác nhau của Bộ luật, tùy theo trường hợp. Tiêu đề 11 gồm 9 chương, trong đó 6 chương về việc đệ trình đơn thỉnh cầu. Còn 3 chương khác nói về các luật kiểm soát các đơn thỉnh cầu trên. Các vụ phá sản được nhắc đến tiêu biểu qua các chương mà thư thỉnh cầu được đệ trình đến. Những chương này được miêu tả như sau.

Chương 7: Thanh lý nợ

Thanh lý tài sản trong chương 7 là hình thức phổ biến nhất của phá sản. Thanh lý liên quan đến sự bổ nhiệm người được ủy quyền thu tài sản có thuế của người mắc nợ, bán và đưa số tiền thu được cho chủ nợ. Bởi vì mỗi bang cho phép người mắc nợ giữ tài sản quan trọng. Hầu hết Chương 7 là những trường hợp “không tài sản”, nghĩa là những người chủ nợ giữ hết tài sản của con nợ.

Chương 9: Sự tổ chức lại những thành phố tự trị

Luật phá sản chương 9 chỉ dành cho những thành phố tự trị. Chương 9 là một hình thức của sự cải cách, không phải sự thanh lý. Một ví dụ nổi tiếng của luật phá sản của thành phố tự trị là Quận Cam, California.

Chương 11, 12 và 13: Sự tổ chức lại

Phá sản trong chương 11, 12 và 13 là sự tổ chức lại phức tạp hơn và cho phép người mắc nợ giữ lại một số hoặc tất cả tài sản của mình và sử dụng tiền kiếm được sắp tới để trả hết nợ. Người tiêu dùng thường đệ trình đơn theo chương 7 hoặc chương 13. Cá nhân được phép đệ trình chương 11, nhưng rất hiếm.

Chương 12: Sự tổ chức lại cho những người nông dân / ngư dân

Chương 12 giống như Chương 13, nhưng chỉ dành cho nông dân và ngư dân trong một số trường hợp nhất định. Gần đây, giữa năm 2004 chương 12 sắp hết hạn nhưng vào cuối năm 2004 thì được làm mới và giữ lâu dài.

Chương 15: Tình trạng không trả được nợ xuyên biên giới

Việc ngăn chặn lạm dụng luật phá sản và đạo luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2005 thêm vào chương 15 (như là một sự thay thế cho mục 304) và giải quyết tình trạng không trả được nợ xuyên biên giới: những công ty nước ngoài với nợ trong nước Mĩ.

Thông tin trong trang điện tử này không mang tính chất tư vấn pháp lý mà chỉ nhằm mục đích thông tin chung. Xin vui lòng liên hệ luật sư Vỹ Trương để được tư vấn cụ thể trong từng trường hợp.